Hiểu đúng về lương hưu: Không phải ai nghỉ hưu trước tuổi cũng được hưởng 75%

Lương hưu

Cán bộ bưu điện và bảo hiểm xã hội hỗ trợ chi trả lương hưu cho người dân - Ảnh: HOA NGUYỄN

Nhiều người thắc mắc, nếu được hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu nêu trong nghị định 178 và nghị định 67, thì người nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng đủ 75% tỉ lệ lương hưu mà không phân biệt đóng bảo hiểm xã hội đủ năm hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nghỉ hưu trước tuổi, có chắc hưởng tối đa 75% lương hưu?

Bạn đọc My Anh Thai gửi đến Tuổi Trẻ Online thắc mắc về việc nghị định 178/2024/NĐ-CP và nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định một số trường hợp về hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỉ lệ lương hưu.

  • 6 bước giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo nghị định 178

  • Cán bộ, công chức cấp xã nào được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc theo nghị định 178?

Theo quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam được hưởng lương hưu tỉ lệ 45% khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, và lao động nữ cũng được hưởng tỉ lệ 45% khi có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. 

Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm, tỉ lệ này được bổ sung thêm 2%, cho đến khi đạt mức tối đa là 75%.

Điều này có nghĩa là, lao động nam phải có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, còn lao động nữ phải có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận lương hưu với tỉ lệ tối đa 75%.

Tuy nhiên, luật cũng quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm 2% tỉ lệ. 

Nếu người lao động nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không bị giảm trừ, nhưng nếu từ 6-12 tháng thì giảm 1%.

Như vậy, bạn đọc My Anh Thai cho rằng, nếu được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu theo hai nghị định trên, thì người nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng đủ 75% tỉ lệ lương hưu khi có quyết định nghỉ hưu, bất kể đã đóng bảo hiểm xã hội đủ năm hay chưa.

Không phải ai cũng được hưởng 75% lương hưu 

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nghị định 67/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. 

Cụ thể:

- Người nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định này sẽ được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ lương hưu.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ dựa trên hồ sơ bao gồm sổ bảo hiểm xã hội và quyết định nghỉ hưu do đơn vị sử dụng lao động chuyển đến.

- Người thôi việc theo điều 9 và 10 của nghị định 178 có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục đóng, hưởng chế độ khi đủ điều kiện, hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Việc xét duyệt đối tượng và trợ cấp cho người nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp thôi việc theo nghị định 178 do cơ quan, đơn vị quản lý công chức, viên chức, người lao động thực hiện.

Lương hưu

Người dân làm thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) - Ảnh: HÀ QUÂN

Như vậy, dù người về hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ lương hưu, người lao động muốn hưởng tỉ lệ 45% vẫn phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội đối với nam và 15 năm đối với nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được tính thêm 2% cho đến khi đạt mức tối đa là 75%.

“Điều này có nghĩa là, lao động nam phải có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ phải có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận lương hưu tối đa 75%”, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định.

Ví dụ, một nam công chức cấp xã sinh năm 1967, có tuổi nghỉ hưu chính thức là 62 tuổi. Nếu người này nghỉ hưu theo nghị định 67, tỉ lệ hưởng lương hưu sẽ là 47% do chỉ đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm.

Tóm lại, các chính sách hỗ trợ người về hưu trước tuổi hiện hành (nghị định 67) hay trước đây (nghị định 108/2014/NĐ-CP) đều quy định không bị trừ tỉ lệ do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Tuy nhiên, tỉ lệ hưởng lương hưu vẫn căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Tuổi nghỉ hưu năm 2025

Theo Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ, cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Trong năm 2025, tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi 3 tháng, còn với nữ là 56 tuổi 8 tháng.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến tháng 5-2025, có hơn 3,4 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi có được nâng lương trước hạn?Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy có được nâng lương trước hạn?

Các trường hợp cán bộ có đơn tự nguyện xin nghỉ việc phải thực hiện đánh giá, rà soát theo tiêu chí xác định đối tượng nghỉ theo quy định nghị định 178, 67.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất