Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến sẽ được sáp nhập thành 23 tỉnh, thành. Cùng với 11 tỉnh, thành giữ nguyên hiện trạng, dự kiến sau quá trình sáp nhập và hợp nhất, cả nước sẽ có tổng cộng 34 tỉnh, thành mới.
Về phương án bố trí nhân sự sau sáp nhập tỉnh thành, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc chỉ định nhân sự cho vị trí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định nhân sự cho các vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND của các tỉnh, thành phố mới.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhấn mạnh rằng, việc chỉ định các chức danh trong giai đoạn chuyển giao này là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù thực hiện chỉ định nhân sự, quy trình lựa chọn và giới thiệu nhân sự vẫn được tiến hành một cách chặt chẽ bởi cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Đảng.
Đây là một cơ chế mới, chưa từng có tiền lệ và chỉ được áp dụng duy nhất trong năm 2025 cho đợt sắp xếp bộ máy hành chính lần này.
Dưới đây là thông tin tổng hợp về Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, Chủ tịch UBND của 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp, sáp nhập thành 23 tỉnh, thành mới:
Nguồn: VietNamNet