TP.HCM: Các công trình tưởng niệm tiêu biểu được đề cử 50 sự kiện nổi bật

Tượng đài Bác Hồ tại TP.HCM

Tượng đài Bác Hồ phía trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Chương trình bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 - 2025 là một hoạt động ý nghĩa, tôn vinh những thành tựu đáng tự hào của TP.HCM trong nửa thế kỷ qua.

Bạn đọc có thể tham gia bình chọn trực tuyến tại: https://binhchon50sukien.hochiminhcity.gov.vn đến hết ngày 31-3-2025.

Kết quả bình chọn dự kiến sẽ được công bố vào tháng 4-2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Khu tưởng niệm các Vua Hùng

Khu tưởng niệm các Vua Hùng tại TP.HCM

Khởi công xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng

Ngày 16-8-1993, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng và quản lý quần thể công trình lịch sử - văn hóa dân tộc.

  • Khánh thành văn bia tại khu tưởng niệm các vua Hùng

  • Triển lãm khu tưởng niệm các vua Hùng tại TP.HCM

Lễ khởi công xây dựng công trình, được quy hoạch trên diện tích 400ha, diễn ra vào ngày 20-12-1998, là sự kiện tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP.HCM.

Từ năm 2002 - 2007, việc đầu tư xây dựng khu tưởng niệm các Vua Hùng được triển khai tích cực.

Dự án tọa lạc trên ngọn đồi cao hơn 20m, thuộc khuôn viên công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc, được TP.HCM xác định là một trong 12 chương trình, công trình trọng điểm thời bấy giờ.

Công trình chính thức khởi công xây dựng vào ngày 21-4-2002. Sau 7 năm thi công, giai đoạn 1 của khu tưởng niệm đã hoàn thành và khánh thành đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2009.

Khu truyền thống cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Khu truyền thống cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Khánh thành khu truyền thống cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử mang tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời là dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Để tri ân và tưởng nhớ những chiến sĩ cách mạng, đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, công trình xây dựng khu truyền thống cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 được khởi công vào ngày 1-2-2013 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11-2022.

Công trình tọa lạc tại khu di tích Láng Le - Bàu Cò, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Nơi đây là một địa chỉ đỏ có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ, giúp nhân dân và thanh niên hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, về những hy sinh to lớn để có được nền hòa bình như ngày hôm nay.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi

Khánh thành đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược được khởi công xây dựng vào ngày 19-5-1993, nằm trong khu vực địa đạo Củ Chi. Giai đoạn 1 của công trình đã khánh thành vào ngày 19-12-1995.

Đền là nơi tri ân và tưởng nhớ những người con ưu tú đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bàn thờ Tổ quốc được đặt ở vị trí trung tâm của đền thờ chính. Ở giữa là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên là hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt, đồng bào, đồng chí đã hy sinh mà chưa tìm được tên.

Trong các bát hương thờ tại đền, có 7 bát hương được rước về từ các nghĩa trang liệt sĩ.

Dọc theo hai bức tường là tên của 3.031 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 44 anh hùng liệt sĩ, cùng 42.584 liệt sĩ - những người con ưu tú đã chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, cũng như những người con của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM đã hy sinh trên khắp mọi miền đất nước trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM

Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM

Xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM

Công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh đối với những người mẹ đã hiến dâng chồng, con cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hình tượng Mẹ Tổ quốc đứng thẳng, hiên ngang, hai tay ôm lá cờ Tổ quốc. Lá cờ trùm qua ngực mẹ và buông xuống tạo nên vẻ uy nghiêm, tĩnh lặng.

Phía sau tượng mẹ là hai nhóm tượng đá, tượng trưng cho khối đoàn kết quân dân.

Phù điêu phía sau lưng mẹ tái hiện quá trình đấu tranh và xây dựng của Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM từ những ngày đầu khai hoang lập ấp cho đến cuộc chiến chống ngoại xâm.

Công trình là điểm nhấn quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, giá trị của hòa bình, truyền thống cách mạng, đồng thời thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với thế hệ đi trước.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM

Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17-5-2015, Thành ủy TP.HCM long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc

Tượng đài Bác Hồ được đặt trang trọng tại công viên trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM, trên đường đi bộ Nguyễn Huệ.

Đây là một công trình văn hóa mang ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng thành kính, niềm tự hào và sự biết ơn vô hạn của nhân dân thành phố và đồng bào Nam Bộ đối với Bác Hồ kính yêu.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới là tác giả của tượng đài Bác Hồ, được lựa chọn thông qua một cuộc thi.

Bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của TP.HCMMời bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của TP.HCM

TP.HCM tổ chức chương trình bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 nhằm tôn vinh những thành tựu đáng ghi nhận của thành phố trong nửa thế kỷ qua.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất