Điểm danh 5 lưu ý quan trọng trước khi hòa mình vào đại lễ 30/4 tại TPHCM

(Dân trí) - Để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất khi tham gia lễ kỷ niệm 30/4, TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân. Dưới đây là 5 điều bạn cần lưu ý về giao thông, địa điểm xem diễu binh và bắn pháo hoa.

Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước sẽ diễn ra trang trọng tại TPHCM, bắt đầu từ 6h30 ngày 30/4.

Trước thềm sự kiện trọng đại này, lực lượng chức năng đã công bố các thông tin quan trọng về phân luồng giao thông, địa điểm giữ xe và các điểm bắn pháo hoa, giúp người dân có sự chuẩn bị tốt nhất.

Metro số 1 tăng cường chuyến

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) thông báo tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ tăng cường số lượng chuyến và kéo dài thời gian hoạt động để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân trong dịp lễ kỷ niệm.

Vào ngày 29/4, tàu sẽ hoạt động từ 5h đến 23h. Đặc biệt, ngày 30/4, thời gian hoạt động được kéo dài từ 4h30 đến 23h, với khoảng 40 chuyến tàu tăng cường.

HURC1 sẽ bố trí nhân viên hỗ trợ phân luồng, hướng dẫn hành khách đảm bảo trật tự và an toàn trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Cấm xe trên 20 tuyến đường từ 3h sáng

Phòng CSGT Công an TPHCM thông báo về việc cấm đường và hạn chế phương tiện lưu thông tại khu vực trung tâm từ 3h đến 12h ngày 30/4 để phục vụ đại lễ.

Các tuyến đường bị cấm bao gồm: cầu Ba Son (hướng TP Thủ Đức sang quận 1); Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Hữu Cảnh); Đinh Tiên Hoàng (đoạn Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn); Tôn Đức Thắng (đoạn Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng); Mạc Đĩnh Chi (đoạn Trần Cao Vân đến Nguyễn Du).

5 lưu ý trước giờ theo dõi đại lễ 30/4 ở TPHCM - 1

Đoàn diễu binh hùng dũng tại khu vực trung tâm TPHCM (Ảnh: Xuân Đoàn).

Ngoài ra, các tuyến đường khác cũng sẽ bị hạn chế lưu thông: Hai Bà Trưng (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); Phạm Ngọc Thạch (đoạn Vòng xoay Hồ Con Rùa đến Nhà Thờ Đức Bà); Pasteur (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); Trương Định (đoạn Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); Nguyễn Du (đoạn Tôn Đức Thắng đến đường Cách Mạng Tháng 8); Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Cách Mạng Tháng 8).

Theo dõi lễ diễu binh qua 21 màn hình LED

Để phục vụ người dân không có điều kiện đến trực tiếp, TPHCM đã lắp đặt 21 màn hình LED lớn tại các vị trí trung tâm.

Các địa điểm cụ thể bao gồm: số 2 Nguyễn Trãi (vòng xoay Phù Đổng); LED metro lớn 1 & 2 (đối diện Chợ Bến Thành); giao lộ Pasteur - Võ Thị Sáu; cầu Khánh Hội (góc Bến Vân Đồn - Cầu Khánh Hội); 115 Nguyễn Huệ, quận 1; 44 Nguyễn Huệ; 52 Nguyễn Huệ; 63-65-67 Trần Hưng Đạo, quận 1; giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận; số 2 Ngô Gia Tự, quận 10; hồ Con Rùa, quận 3; 78 Khánh Hội, quận 4; 25-27 Tôn Đức Thắng, quận 1; 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1; số 1 Phạm Viết Chánh, quận 1; 245 Điện Biên Phủ, quận 3; 11-11Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1; 120-122 Lê Lợi, quận 1; 78 Lê Lai, quận 1; 11-11A Phạm Ngọc Thạch, quận 3.

Màn pháo hoa rực rỡ tại 30 điểm

TPHCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa đồng loạt tại 30 điểm trên địa bàn thành phố từ 21h đến 21h15 đêm 30/4. Các điểm bắn pháo hoa bao gồm: đầu đường hầm sông Sài Gòn, phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức; Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; Khu tưởng niệm Liệt sỹ Ngã 3 Giồng, huyện Hóc Môn; Đền tưởng niệm Bến Nọc, TP Thủ Đức; Đền tưởng niệm Liệt sĩ Rừng Sát, Cần Giờ; Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, quận 12; Công viên văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh; Khu Y tế kỹ thuật cao, quận Bình Tân; Khu vực cầu Rạch Chiếc, thành phố Thủ Đức; Khu vực Hội trường Thống Nhất; Khu vực bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh; Khu Đô thị Thảo Điền, thành phố Thủ Đức; Công viên bờ sông Landmark 81, quận Bình Thạnh.

5 lưu ý trước giờ theo dõi đại lễ 30/4 ở TPHCM - 2

TPHCM hứa hẹn một đêm pháo hoa rực rỡ tại 30 điểm (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Các địa điểm bắn pháo hoa khác bao gồm: Cầu Ba Son, quận 1; Khu vực Cầu tàu Bến Bạch Đằng, quận 1; Cầu tàu Bến Bạch Đằng, quận 1; Khu vực Cầu tàu Bến Bạch Đằng, quận 1; cầu Tân Thuận, quận 4; Khu Công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi; Công viên Văn hóa, quận Gò Vấp; sông Sài Gòn (gần khu Đô thị Vạn Phúc), thành phố Thủ Đức; bắn trên xà lan di chuyển dọc sông Sài Gòn (đoạn từ Cảng Khánh Hội đến khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn), quận 4; UBND huyện Nhà Bè; Quảng trường Trung tâm Hành chính, quận 7; khu vực phường 28, quận Bình Thạnh; Công viên Đầm Sen, quận 11; Khu chợ Bình Điền, quận 8; Công viên khu Dân cư 38ha, quận 12; Khu dân cư An Bình, quận Tân Phú; Công viên Bình Phú, quận 6.

Thông tin về các điểm giữ xe

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham gia, UBND TPHCM đã bố trí nhiều điểm giữ xe tập trung xung quanh khu vực quận 1 và trung tâm thành phố.

Các điểm giữ xe bao gồm: Công viên 23/9 (khu B), chỉ giữ xe máy; Công viên Tao Đàn (cổng Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Du); Sân vận động Tao Đàn, giữ xe máy và ô tô nhỏ; Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), giữ xe máy; Trung tâm Thể dục Thể thao Hoa Lư (số 2 Đinh Tiên Hoàng), giữ xe ô tô và xe máy; Nhà Văn hóa Thanh Niên; Công viên Lê Văn Tám; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (227 Nguyễn Văn Cừ, quận 5), giữ xe máy và một số ô tô cá nhân. Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại lớn như Saigon Centre, Vincom Đồng Khởi, Diamond Plaza cũng tăng cường bãi giữ xe phục vụ khách.

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất